Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng quý khách đến với trang thông tin điện tử Sở Tài chính Tiền Giang

Đặt câu hỏi Đặt câu hỏi

ĐẶT CÂU HỎI


Chuyên mục: *
Tiêu đề:*
Nội dung:*
Người hỏi:*
Địa chỉ:*
Email:
Điện thoại:*
Mã xác nhận:
Chữ để nhận dạng Tải lại ảnh số Tải lại ảnh số

Phản hồi Phản hồi

Tìm kiếm:
Chuyên mục
Đơn vị

DANH SÁCH CÂU HỎI

placeholder image Sở Tài Chính

placeholder image

Nội dung câu hỏi: 1/Tại điều 4 Ngị quyết 02/2022/NQ-HĐND ngày 08/07/2022 Nguồn kinh phí thực hiện Các kỳ thi, cuộc thi, hội thi do cấp tỉnh (huyện) tổ chức sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo cấp Tỉnh (huyện) để thực hiện. Vậy tiền công giáo viên soạn, giảng cho học sinh dự thi cấp tỉnh, huyện nhưng lại do giáo viên trường, dạy tại trường thì cấp nào chi. Xin Sở Tài Chính hướng dẫn

Trả lời: Theo các câu hỏi của Bà Trần Thị Kim An, sau khi nghiên cứu, Sở Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về nội dung và mức chi tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong đó tại khoản 1 Điều 4 có quy định:

“1. Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

a) Các kỳ thi, cuộc thi, hội thi do cấp tỉnh tổ chức: sử dụng nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo cấp tỉnh để thực hiện;

b) Các kỳ thi, cuộc thi, hội thi do cấp huyện tổ chức: sử dụng nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo cấp huyện để thực hiện;

c) Các kỳ thi, cuộc thi, hội thi do cấp trường tổ chức: sử dụng nguồn kinh phí nhiệm vụ thường xuyên (giao tự chủ) của đơn vị để thực hiện”.

Do đó, về mặt nguyên tắc, các kỳ thi, cuộc thi, hội thi ở địa phương do cấp nào tổ chức thì sử dụng nguồn kinh phí đã phân cấp cho cấp đó để thực hiện chi trả.

Riêng đối với các nội dung chi cụ thể có liên quan đến quy trình thực hiện các cuộc thi, kỳ thi, hội thi, đề nghị Bà Trần Thị Kim An liên hệ Sở Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn cụ thể.

Sở Tài chính có ý kiến phúc đáp Bà Trần Thị Kim An biết, thực hiện./.

Ngày gửi: 2023-02-07 09:11:08 Ngày trả lời: 2023-03-13 - Email:ankina85@gmail.com

placeholder image Sở Tài Chính

placeholder image

Nội dung câu hỏi: Chào các anh chị, công ty em là công ty phần mềm vì vậy không có tồn kho hay nhập hàng gì. Chỉ có dự án phần mềm và lợi nhuận. Công ty em thì bé chỉ khoảng 10-20 người nên quỹ tiền lương cũng ít. Dù vậy bên em có giải pháp chuyển đổi số tốt nên mang lại thu nhập rất cao. Hiện tại công ty gặp vấn đề là mỗi năm tiền lãi sau khi trừ hết mọi chi phí lên đến 85%. Cty em là cty phần mềm nên được miễn thuế VAT, miễn thu nhập doanh nghiệp. Nhưng việc tồn lượng tiền mặt quá nhiều thật sự không tốt. Cho em hỏi với tình huống này thì phải làm thế nào? Với mô hình cty tnhh một thành viên như bên em - liệu có thể chia sẻ lợi nhuận cho GĐ hay không? Em cảm ơn!

Trả lời: Sở Tài chính có ý kiến phúc đáp đối với câu hỏi của người gửi như sau:

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020:

- Tại Điểm l) Khoản 1 và Khoản 2 Điều 76 quy định về Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

“1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền sau đây:

…..

l) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

…..

2. Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền quy định tại các điểm a, h, l, m, n và o khoản 1 Điều này; quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác”.

- Tại Điều 77 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty:

“1. Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.

2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

7. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”.

Từ các nội dung nêu trên, căn cứ theo quy định tại Điểm l) Khoản 1, Khoản 2 Điều 76 và Điều 77 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty. Đồng thời chủ sở hữu phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại Điều 77; trong đó, không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.   

Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 để thực hiện.

Do hoạt động của Công ty là kinh doanh phần mềm nên tiền vốn chủ yếu thể hiện ở vốn lưu động. Công ty có thể sử dụng tiền mặt để đầu tư sinh lợi, mở rộng hoạt động kinh doanh,...đồng thời theo dõi quản lý vốn lưu động hiệu quả./.   

Ngày gửi: 2023-01-12 03:12:18 Ngày trả lời: 2023-03-21 - Email:vuthiminhthuy0512@gmail.com

placeholder image Sở Tài Chính

placeholder image

Nội dung câu hỏi:       Theo Khoản 6, Điều 44 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì cơ quan tài chính cấp huyện tổng hợp, lập báo cáo thu, chi quyết toán ngân sách huyện trình Ủy ban nhân dân huyện để gửi Ban kinh tế - xã hội huyện để thẩm tra, đồng gửi Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quyết toán ngân sách để cho ý kiến. Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện xem xét, phê chuẩn.

    Như vậy, theo quy định thì có phải chờ Ban kinh tế - xã hội có ý kiến thẩm tra phản hồi bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân huyện thì mới gửi Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiến  hay vừa gởi Ban kinh tế - xã hội vừa gởi Thường trực Hội đồng nhân dân. Khoản 6, điều 44 cũng quy định: chậm nhất 5 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn, Ủy ban nhân dân huyện gửi báo cáo quyết toán về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính. Như vậy chỉ cần gửi Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện như các năm qua hay phải làm báo cáo riêng.

Trả lời:           Đối với kiến nghị hướng dẫn về báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện:

          Tại khoản điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định thời hạn gửi và giao dự toán, gửi và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm có nêu: “Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình đến Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp để thẩm tra và gửi cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp trước ngày 31 tháng 5 năm sau”.

          Và tại Khoản 3, Điều 4 Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh có nêu: “Sau khi có ý kiến thẩm tra của Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết toán ngân sách chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp để cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp mình.

          Từ quy định nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình đến Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp để thẩm tra và gửi Sở Tài chính; khi có ý kiến thẩm tra của Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết toán ngân sách cấp mình.

          Vận dụng theo quy định tại khoản 5, Điều 4 Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm, sau khi Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn quyết toán về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn quyết toán thay đổi so với báo cáo quyết toán, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi lại báo cáo quyết toán điều chỉnh về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính./.

Ngày gửi: 2017-01-11 03:47:39

placeholder image Sở Tài Chính

placeholder image

Nội dung câu hỏi: Kính gửi Sở tài chính: Đơn vị tôi có quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ mục chi khác (Tiểu mục 7799), chi theo thực tế phát sinh. Trong năm đơn vị có chi mua trà, bánh mứt tết, nước uống. Vậy Chi mua trà, bánh mứt tết, nước uống có chi trong chi thường xuyên tiểu mục 7799 được không?

Trả lời: Theo các câu hỏi của Bà Nguyễn Thị Cẩm Giang, sau khi nghiên cứu, Sở Tài chính có ý kiến như sau:

Các khoản chi mua trà, bánh mứt tết, nước uống là các khoản chi mang tính chất phúc lợi tập thể. Do đó, đơn vị quyết toán các nội dung chi này theo tiểu mục 7799 (chi khác) là chưa phù hợp.

1. Đối với cơ quan quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4)

Trường hợp đơn vị thực hiện chi trả từ nguồn kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ (quyết toán chi ngân sách mục chi phúc lợi 6250, tiểu mục chi khác 6299).

2. Đối với đơn vị là đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3)

Đơn vị thực hiện chi trả từ quỹ phúc lợi được trích lập sau khi xác định chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (thanh toán từ tài khoản quỹ phúc lợi 4312).

Ngày gửi: 2023-01-04 06:26:03 Ngày trả lời: 2023-02-28 - Email:gn170138@gmai.com

placeholder image Sở Tài Chính

placeholder image

Nội dung câu hỏi: Kính gởi Sở Tài Chính Tôi tên là Nguyễn Văn Minh kế toán trường MN Tân Hội Đông - Châu Thành - Tiền Giang, tôi có câu hỏi như sau: 1/ Trường tôi là trường thực hiện tự chủ theo nghị định 60/2021 thuộc nhóm 4, trường tôi có hợp đồng thuê bảo vệ, tạp vụ với hình thức hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn .Vậy trường tôi cuối năm ngoài chia tăng thu nhập cho bảo vệ tạp vụ thì cho hưởng thêm quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng có được không? , nhờ các anh chị hướng dẩn. 2/ Khi trường thực hiện nghị định 60/2021, thông tư 56/2022 thì tiền hỗ trợ cho nhân viên kế toán không hưởng phụ cấp ưu đãi chi từ quỹ phúc lợi hay chi trực tiếp từ chi thường xuyên trong năm ( nguồn chi công việc) , nhờ các anh chị hướng dẩn.

Trả lời: Theo các câu hỏi của ông Nguyễn Văn Minh, sau khi nghiên cứu, Sở Tài chính có ý kiến như sau:

- Căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:

“1. Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi phí thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định này, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có) được xác định là kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được.

2. Đơn vị sử dụng số kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được theo thứ tự như sau:

a) Bổ sung thu nhập cho viên chức, người lao động: Đơn vị chi thu nhập bình quân tăng thêm cho viên chức, người lao động tối đa không quá 0,3 lần quỹ tiền lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người;

b) Chi khen thưởng và phúc lợi: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo kết quả công tác và thành tích đóng góp; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của viên chức, người lao động; trợ cấp khó khăn đột xuất cho viên chức, người lao động, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế;

c) Khi xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho viên chức, người lao động.

Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng”.

 Do đó, đối với trường được phân loại là đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4) thì kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được không thực hiện trích quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. Trường hợp đơn vị có thực hiện chi khen thưởng và phúc lợi cho bảo vệ, tạp vụ, nhân viên kế toán phải đúng các nội dung chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP nêu trên, đồng thời thủ trưởng đơn vị quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm theo quy chế chi tiêu nội bộ và đảm bảo hạch toán kế toán đúng quy định.

Sở Tài chính có ý kiến phúc đáp ông Nguyễn Văn Minh biết, thực hiện./.

Ngày gửi: 2022-12-06 08:48:30 Ngày trả lời: 2022-12-29 - Email:nvminh1985xd1@gmail.com

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang
 Công văn số 351/STC-QLNS ngày 15/02/2023 của Sở Tài chính về việc triển khai thực hiện Thông tư số 08/2023/TT-BTC ngày 07/02/2023 của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư số 86/2016/TT-BTC ngày 20/6/2016
 Công văn số 88/STC-QLNS ngày 11/01/2023 của Sở Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023
 Thông tư số 73/2022/TT-BTC ngày 15/12/2022 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
 Công văn số 3694/STC-TCĐT-DN ngày 24/11/2022 của Sở Tài chính về việc đính chính Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 của Bộ Tài chính
Tất cả videos

Liên kết Liên kết

thống kê truy cập thống kê truy cập

  Đang truy cập : 48
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 189348